Vịt Cổ Lũng là giống vịt bản địa đã có hơn trăm năm nay, vịt chủ yếu tập trung ở 5 xã như Cổ Lũng, Lũng Niêm, Lũng Cao, Thành Lâm và Thành Sơn. Địa danh Cổ Lũng được biết đến với nổi danh bởi giống thủy cầm đặc sản bản địa là giống vịt Cổ Lũng. Theo người địa phương, giống vịt này đã có từ hàng trăm năm nay, chủ yếu được nuôi tập trung ở xã Cổ Lũng và một số xã lân cận. Vịt được nuôi nhiều và có chất lượng thịt ngon nhất là ở xã Cổ Lũng và Lũng Niêm. Vịt từng có giá cao, nhưng số lượng đàn vịt trên địa bàn chỉ còn khoảng 600 con.
Mặc dù là giống vịt quý hiếm, nhưng do nhiều nguyên nhân, đàn vịt Cổ Lũng có xu hướng giảm dần về số lượng. Mặt khác, do nuôi thả chạy đồng nên việc bảo tồn và phát triển nguồn giống gốc đang bị đe doạ, giống vịt đặc hữu bản địa này có nguy cơ không còn giữ được nguồn giống thuần chủng. Hiện Vịt Cổ Lũng được nuôi nhiều ở Lũng Cao, Cổ Lũng và Lũng Niêm và là loại được ưa dùng, được đánh giá là loại có chất lượng thịt ngon nhất, hấp dẫn, khó bỏ hiếm tìm, đến nỗi các xã cận kề như Thành Sơn, Thành Lâm cũng nuôi nhưng không được nhiều.
Đặc điểm
Nhìn bề ngoài, vịt Cổ Lũng gần giống như vịt bầu tuy nhiên, giống vịt Cổ lũng có đặc điểm riêng mang tính nổi trội được coi là đặc thù của giống này đó là: Vịt Cổ Lũng có cổ rụt, chân nhỏ lùn, ngắn, cổ và đầu thường có lông khoang, lông mướt, con trống có lông đuôi xoăn, và có lông cổ xanh màu xanh ánh biếc, có ánh cườm biếc. Vịt Cổ Lũng nuôi khoảng 6 tháng là bắt đầu đẻ, trọng lượng tầm 3-4 tháng tuổi đạt 1,6-1,7 kg, sau 4 đến 5 tháng nuôi trung bình có thể đạt 1,5 – 2 kg, bình quân nuôi 4 - 5 tháng có thể đạt 1,6 – 2 kg.
Vịt có xương nhỏ, thịt nhiều nạc, thơm ngon khó loại vịt nào ở đâu sánh, Vịt Cổ Lũng được tiếng thơm ngon, không ngậy và hôi như các loài vịt được nuôi ở các vùng khác. Sở dĩ vịt có chất lượng thịt tốt vì chúng được thả trên các khe suối để kiếm ăn, nguồn nước sạch chảy từ núi đá ra nên rất nhiều canxi, điều kiện khí hậu mát mẻ, sáng thả vịt ra suối để nó tự kiếm ăn, tối về cho ăn thêm ngô, lúa, sắn, nên thịt rất chắc, thơm ngon. Vịt Cỗ Lũng ưa môi trường sạch sẽ, hay bơi lội tìm kiếm mồi tạp, khả năng kháng bệnh, chống chịu bệnh rất tốt, ít bị dịch bệnh rất thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Lý do quyết định là cách thức chăn nuôi đặc biệt, vịt được thả tự nhiên chứ không nuôi nhốt ("Trời nuôi"). Vịt chủ yếu được chăn nuôi ở dòng suối Nũa, con suối này nước vừa trong lại chảy xuôi liên tục và rất nhiều ốc cũng như các loại vi sinh, vịt Cổ Lũng thường bơi ngược dòng để đón cá con, bắt ốc nên thịt nhiều nạc lại săn chắc, thơm ngon vị thanh khiết. Con vịt nếu đói muốn đổi vị có ăn thêm cũng chỉ ăn thức ăn phụ phẩm như lúa, ngô, sắn chứ không ăn thức ăn công nghiệp. Thơm ngon đặc sản vịt Cổ Lũng Thanh Hóa, giống vịt này chỉ ăn lúa và cua ốc, rong rêu bên suối, thịt chắc, ngọt và có vị thơm riêng biệt, ngon nức tiếng.
Ẩm thực
Đến Bá Thước ở bản Lọng, Cổ Lũng, du khách biết đến món đặc sản thịt vịt Cổ Lũng trứ danh, đặc sản quý của miền sơn cước. Đã là giống vịt thuần chủng lại được bà con chăm chắm giữ gìn nên vịt Cổ Lũng mãi giữ được tiếng thơm ngon hấp dẫn. Vịt Cổ Lũng có tiếng còn do cách chế biến của đồng bào dân tộc ở Cổ Lũng. Vịt được chọn thết đãi khách là vịt tơ, thân mỡ màu. Bà con không cắt tiết mà đập đầu cho vịt chết nhanh rồi làm lông bằng nước nóng.
Con vịt ngon ngay khi làm lông đã biết một phần, bởi khi làm lông vịt rất dễ nhổ, da khô bóng, mình căng tròn. Trước khi mổ được đem rửa bằng nước muối ấm có pha gừng cho sạch. Đem treo cho kỳ khô mới đem quay. Món vịt quay có hạng mang hương vị riêng hấp dẫn là nhờ bà con sau khi mổ moi ruột đã nhồi đầy bụng vịt thứ lá và quả mắc mật tươi và các gia vị muối, đường, ngũ vị hương rồi khâu kỹ lại đem nướng trên lửa than hoa đỏ rực. Đây là những công đoạn công phu và mang tính gia truyền.
Con vịt nướng xoay tròn đều nhờ thanh trúc khéo léo xuyên dọc thân. Bên cạnh kỹ thuật nướng là những hương liệu đi kèm. Hương và vị lá mắc mật theo thời gian ngấm đều vào từng thớ thịt, từ trong ra ngoài, dậy hương, nức mũi. Thịt vịt chín da nâu đỏ mờ màu, thịt ngọt lịm, ý vị nhất là mùi thơm quyến rũ riêng có của hương mắc mật. Thứ muối chấm được bà con khéo léo nêm từ gan vịt nghiền nhỏ cộng muối và hạt mắc khén đã được giã nhỏ.
VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH
Số 55, ngõ Lương Sử A, phố Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Bán hàng (24/7): 0974.779.368
Các cơ sở thành viên:
VƯỜN DƯỢC LIỆU NÚI BA VÌ, BẢO TỒN CÂY THUỐC BẢN ĐỊA!
Địa chỉ: Số 22 ngõ Gốc Đa, thôn Dy, xã Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội. Phụ trách: Vũ Thị Kim Hoa.
VƯỜN ƯƠM SÂM VIỆT NAM, CHUẨN GIỐNG ĐẦU DÒNG!
Địa chỉ: Bản Ma Sao Phìn, xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Phụ trách: Đỗ Văn Thinh.
VƯỜN ỎA MÂY SAPA, CÂY THUỐC BẢN DAO!
Địa chỉ: Bản Dao Ỏa Mây, xã Tả Phìn, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai. Phụ trách: Lý Mẩy Thùy.
Đơn vị chủ quản:
HTX Nông nghiệp Hữu cơ & Chế biến Thực phẩm núi Ba Vì
Địa chỉ: Thôn thuận An, xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 083.215.2020
Bán hàng (24/7): 0974.779.368
Số ĐK: 011.017.3051 do UBND huyện Ba Vì cấp Ngày 07/11/2022