Vị thuốc Tắc Kè - Sáng chế của tiền nhân!
MÔ TẢ:
- Tắc kè giống như con “mối rách” hay “thạch sùng”, nhưng to và dài hơn, chiều dài của thân chừng 15-17cm, đuôi dài 15-17cm. Đầu hẹp hơi hình tam giác, mắt có con ngươi thẳng đứng, 4 chân, mỗi chân có 5 ngón rời nhau nối với thân thành hình chân vịt, mặt dưới ngón có những màng phiến mỏng màu trắng, sờ như có chất dính làm cho tắc kè có thể bám chặt vào tường hay cành cây khi trèo lên.
- Đầu lưng, đuôi đều có những vẩy nhỏ hình
hạt tròn và hình nhiều cạnh, nhiều màu sắc từ xanh lá mạ đến xanh rêu đen, có khi xanh rêu nhạt hay đỏ nâu nhạt. Mầu sắc của tắc kè còn thay đổi nhiều làm cho phù hợp với môi trường xung quanh. Có lúc trên thân tắc kè có nhiều màu óng ánh, lúc này gọi là tắc kè hoa.
Đuôi tắc kè có thể coi là bộ phận tốt nhất của nó. Nếu đuôi bị đứt hay gẫy, nó có thể mọc lại được.
Tắc kè sống ở những hốc cây hốc đá hoặc nhứng khe hốc các nhà gác cao, tường cao. Nó ăn sâu bọ, dán, châu chấu, bướm, nắc nẻ. Những con vật này phải cử động tắc kè mới trông thấy. Đến mùa rét nó không ăn mà vẫn sống khỏe mạnh.
Tắc kè đẻ trứng mỗi lần đẻ 2 trứng. Trung bình sau 90-100 ngày trứng mới nở. Không phải ấp. Mùa đẻ từ tháng 5 đến tháng 10. Con đực kêu hai tiếng tắc kè do đó thành tên.
PHÂN BỔ:
Ở Việt Nam tắc kè sống chủ yếu ở các vùng rừng núi Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định và ở những hải đảo lớn ven biển. Tắc kè còn có ở nam Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Thái Lan.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Thân tắc kè chứa nhiều chất béo, chúng chiếm 13-15% trọng lượng trong đó có 3,88% chất không xà phòng hóa. Các acid amin, đa số là các acid amin không thay thế được, đó là: lycin, glycin, asparagic, arginin, alanin, cerin, leucin, isoleucin, phenylalanin, prolin, threolin, cystein, valin, histidin và acid glutamic.
Đuôi chứa nhiều lipid, chứa tới 23-25%.
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ:
- Thuốc chế từ rượu tắc kè có tác dụng chống vi khuẩn Gram âm, Gram dương, nhưng vòng vô khuẩn nhỏ.
- Thuốc tắc kè không gây hiện tượng dị ứng, dùng chế dưới dạng thuốc tiêm, không gây phản ứng tại chỗ hay toàn thân.
- Thuốc tắc kè có tác dụng kích thích sự nở lớn.
- Nghiên cứu tác dụng thuốc tắc kè trên máu, các tác giả thấy thuốc tắc kè làm tăng lượng hồng cầu, tăng huyết sắc tố và không ảnh hưởng tới hệ thống bạch cầu.
- Tắc kè dùng để làm thuốc bổ và chữa ho.
- Thuốc bổ: tác dụng ngang nhân sâm. Thường dùng một đôi con đực và con cái!
ST.

VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH
Số 55, ngõ Lương Sử A, phố Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Bán hàng (24/7): 0974.779.368
TRỤ SỞ CHÍNH & THÀNH VIÊN:
MƯỜNG DY FARM & GLAMOUR - TRẠI BẢO TỒN GIỐNG CÂY CON BẢN ĐỊA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 22, ngõ Gốc Đa, thôn Dy, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội.
VƯỜN ƯƠM SÂM VIỆT NAM, CHUẨN GIỐNG ĐẦU DÒNG!
Địa chỉ: Bản Phăng Sô Lin, xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
VƯỜN THẢO DƯỢC ỎA MÂY SAPA, CÂY THUỐC BẢN DAO!
Địa chỉ: Bản Sả Séng, xã Tả Phìn, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai.
Đơn vị chủ quản:
HTX Nông nghiệp Hữu cơ & Chế biến Thực phẩm núi Ba Vì
Địa chỉ: Thôn thuận An, xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 083.215.2020 - Bán hàng (24/7): 0974.779.368
Số ĐK: 011.017.3051 do UBND huyện Ba Vì cấp Ngày 07/11/2022