Rượu SÂM RỪNG

Rượu SÂM RỪNG

Mã sản phẩm: RSC-P.G

Tình trạng: Còn hàng

Nhóm sản phẩm Rượu THƯỢNG ĐỈNH

Giá bán: 810,000 đ/Chai 500ml

Rượu SÂM RỪNG là rượu thảo dược quý được ủ từ những Củ Sâm rừng ruột vàng (Tên khoa học: Panax stipuleanatus) với "Rượu THƯỢNG ĐỈNH kết tình" theo tỷ lệ 10 lít rượu/ 1 kg củ sâm tươi, thời gian ủ 12 tháng. Sâm rừng có tên khác GOLD PANAX (Sâm ruột vàng, Tam thất hoang ruột vàng...), các thành phần dược chất quý: Rg1, Rb1 cùng nhiều Saponin tổng hợp quý khác cùng hòa tan trong rượu tạo nên màu rượu vàng óng. Cách dùng: uống trực tiếp 2-3 chén nhỏ/lần/người/ngày theo bữa cơm hoặc trước khi đi ngủ. Công dụng: rất tốt cho sức khỏe, tác dụng đặc biệt sinh lý nam giới, tăng sinh hệ miễn dịch, gân cơ bắp dẻo dai bền bỉ hơn, giảm trấn thương, giúp tinh thần tỉnh táo, ngủ ngon sâu giấc, ổn định huyết áp và đường huyết. 

Tổng quan về Sâm rừng (Sâm rừng ruột vàng, Tam Thất hoang ruột vàng):
Sâm rừng (Tên khoa học: Panax stipuleanatus H. T. Tsai et K. M. Feng), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), chi Panax L, hay còn có tên gọi khác: Sâm ruột vàng, Sâm vàng, Tam thất hoang ruột vàng, Phan xiết (tiếng H'mông), Bình biên tam thất (tiếng Trung Quốc). Thành phần dược chất quý: Rg1, Rb1 cùng nhiều Saponin tổng hợp khác. Rất tốt cho sức khỏe, tác dụng đặc biệt sinh lý nam giới, tăng sinh hệ miễn dịch, gân cơ bắp dẻo dai bền bỉ, tinh thần tỉnh táo, ổn định huyết áp và đường huyết. Người dân khi đi rừng khai thác được đều gọi chung là Tam Thất hoang, gọi lẫn lộn với nhiều dòng Panax khác.

Trong thân rễ của Sâm rừng ruột vàng chứa các saponin khung oleanan (hầu hết đều là saponin dẫn chất acid oleanolic) với hàm lượng tương đối cao cùng một số saponin khung dammaran với hàm lượng thấp.

Sâm rừng ruột vàng ngoài saponin còn có thành phần khác như: polyacetylen, triterpenoid, tinh dầu, đường khử, acid hữu cơ, acid polyuronic, acid béo, acid amin và các nguyên tố vi lượng khác.

Tác dụng dược tính của Rb1 có trong Sâm rừng ruột vàng:

Các nghiên cứu hiện đại ngày nay cho biết các hoạt chất saponin Rb1 có nhiều trong cây Sâm rừng ruột vàng, Sâm Lai Châu, hay Sâm Ngọc Linh. Các saponin Rb1 này có tác động lớn đến hệ sinh dục của người dùng, đặc biệt là tác dụng rất lớn đối với nam giới (theo cách gọi của phương đông là bổ thận tráng dương, sinh tinh), kích thích sản sinh tinh trùng, tăng cường ham muốn hoạt động tình dục.

Ngoài ra, nhóm Ginsenoside Rb1 còn có khả năng ức chế chemoinvasion có trong mạch máu, ngăn ngừa quá trình phân hủy chất béo và kích thích quá trình tạo insulin. Tác dụng rất lớn trong lưu thông khí huyết, phòng ngừa bệnh mỡ máu hay tác động xơ vữa động mạch gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, phức chất Ginsenoside Rb1 có khả năng tác động một cách trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, giúp giảm sự hưng phấn quá khích, điều hòa thần kinh và giúp cải thiện trí nhớ.

Tác dụng dược tính của Rg1 có trong Sâm rừng ruột vàng:
Ginsenoside – Rg1: Nâng cao khả năng miễn dịch, chống mệt mỏi, giảm stress do có khả năng kìm hãm trung khu, cải thiện và tăng cường trí nhớ. Hồi phục những thương tổn do sốt cao, duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường.

Công dụng của Sâm rừng ruột vàng:
Sách đỏ Việt Nam (2007) có ghi “Tất cả các bộ phận của cây đều có công dụng làm thuốc; thân rễ thường được dùng làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh dục, chống stress. Lá, nụ hoa dùng làm trà uống có tác dụng kích thích tiêu hóa, an thần”. Sâm rừng ruột vàng có tác dụng tán ứ, định thống. Bộ phận dùng là thân rễ Rhizoma Panacis Stipuleanati.

Theo các Lương Y người Dao Đỏ cho biết, Sâm rừng ruột vàng được dùng ở nồng độ cao để hỗ trợ các bệnh nhân điều trị ung thư đang trong quá trình điều trị bệnh rất hiệu quả, bệnh thuyên giảm mau chóng. Dùng ở nồng độ loãng, thấp hoặc mức vừa phải để bồi bổ hoặc phòng ngừa bệnh rất tốt.

Do vậy, việc sử dụng Sâm rừng ruột vàng đúng cách cần đặc biệt lưu ý cần làm theo hướng dẫn của các chuyên gia Bác sỹ, Dược sỹ, Thầy thuốc và không tự ý sử dụng nếu chưa biết cách. 

Cách sử dụng của Sâm rừng ruột vàng để bồi bổ:
Tùy từng cơ thể mỗi người, tác dụng của Sâm rừng lên mỗi người sẽ mạnh yếu khác nhau, tùy theo nồng độ dược tính của sâm rừng, tỷ lệ phù hợp để ngâm ủ với rượu theo kinh nghiệm nhiều năm đã áp dụng là 20 lít/1kg sâm rừng tươi ra nồng độ ~5.5% Rg1, Rb1 và các Saponin tổng hợp quý, sau ít nhất 06 tháng mới được sử dụng, mỗi lần sử dụng không nên uống quá nhiều rượu, tốt nhất là 5-7 chén nhỏ/bữa/người, uống cùng bữa cơm. Hoặc cũng có thể ngâm ủ theo tỷ lệ 10 lít/1kg sâm rừng rươi ra nồng độ ~11%, liều dùng tốt nhất mỗi lần là 3-4 chén nhỏ/bữa/người lớn, ở tỷ lệ nộng độ 11% cần dùng vừa đủ, dùng nhiều sẽ bị nóng trong nổi mụn nhọt, hoặc có dấu hiệu đi táo bón. 

Phụ nữ thường ít uống rượu, có thể đem sâm rừng thái lát ngâm với mật ong theo tỷ lê 5 lít mật ong/1kg sâm tươi, ngâm sau 7-10 ngày có thể đem ra dùng mật ong vào các buổi sáng sớm trước khi ăn sáng, mỗi lần dùng múc nguyên mật ong 2-3 thìa nhỏ cùng 3-5 lát sâm rừng đã ngấu pha cùng với 200-300 ml nước ấm 35-40 độ C rồi uống, sau 15 phút nên dùng bữa sáng đầy đủ. Chú ý: Lát sâm rừng ruột vàng thái lát ngâm mật ong khá cứng và có mức độ đắng gắt khá cao, đo, khác với sâm Ngọc Linh hoặc sâm Lai Châu

Sử dụng khi thấy cơ thể mệt mỏi, đuối sức... sẽ thấy cơ thể phục hồi nhanh chóng. Sử dụng 01 lần/ ngày hoặc 2-3 ngày sử dụng 01 lần. Lưu ý: Nếu thấy mặt nổi mụn, hoặc đi táo bón là do dùng quá liều, là dấu hiệu của bị nóng trong... cần giảm liều dùng và giãn cách thời gian dùng thường xuyên.

Thạc sỹ Dược sỹ K58 Đại học Dược Hà Nội: Nguyễn Thị Hằng



Sản phẩm cùng loại

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển

Nội thành Tp. Hà Nội
Thanh toán bảo mật 100%

Thanh toán bảo mật 100%

Uy tín - Chất lượng